7P trong marketing là gì? Mô hình Marketing Mix 2021

7P trong marketing là gì? Mô hình Marketing Mix 2021

chat icon chat icon Kinh nghiệm bán hàng online

Chắn hẳn mọi người thường nghe 4P trong marketing mix, 4p chú trọng vào việc tiếp thị sản phẩm. Nhưng điều đó không đáp ứng được tiếp thị cho dịch vụ. Vì thế mà mô hình 7P ra đời.

1.Marketing Mix là gì?

Marketing Mix (hay Marketing hỗn hợp hoặc Tiếp thị hỗn hợp) là một khái niệm cơ bản trong lĩnh vực marketing. Marketing mix chú trọng việc đưa đúng sản phẩm vào đúng nơi, đúng thời điểm, đúng mức giá.

Marketing mix chủ yếu liên quan đến 4P , 7P trong marketing. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về 7P trong marketing mix nhé.

2. Khái quát về 7P trong marketing mix

Khái niệm 7P bao gồm: Product (Sản phẩm), Price (Giá cả), Place (Địa điểm), Promotion (Quảng bá), People (con người), Process (Quy trình), Physical Evidence( Cơ sở vật chất).

Không giống như sản phẩm, dịch vụ có những đặc điểm sau:

  • Dịch vụ là vô hình.

  • Dịch vụ không thể tách rời với nhà sản xuất.

  • Không thể lưu trữ.

  • Dịch vụ bị nhiều yếu tố tác động bên ngoài, mỗi người sẽ có những trải nghiệm khác nhau.

7P trong marketing

Mô hình 7P trong Marketing Mix được định nghĩa như sau:

2.1 Product (sản phẩm)

Sản phẩm là mặt hàng được sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu của một nhóm người nhất định. 

Sản phẩm trong dịch vụ là vô hình. VD như dịch vụ hỗ trợ Chotdon livesteam, dịch vụ SEO, dịch vụ bảo hiểm... Nên khách hàng không thể sờ, cầm nắm như sản phẩm mà sau khi sử dụng dịch vụ họ sẽ bày tỏ cảm xúc.

Việc cải tiến dịch vụ sẽ dựa vào những đánh giá chất lượng dịch vụ và thông qua những phản hồi đó để điều chỉnh và nâng cao chất lượng dịch vụ.

Để  tiếp thị thành công cho một sản phẩm là dịch vụ, bạn cần:

  • Xác định dịch vụ bạn bán có phù hợp với thị trường mục tiêu không.

  • Phân chia khách hàng thành nhiều nhóm như độ tuổi, khu vực ,... để dễ dàng tiếp thị sản phẩm cho phù hợp.

  • Dịch vụ của bạn có gì đặc biệt so với đối thủ cạnh tranh.

7P trong marketing

2.2 Price ( giá cả)

Chữ P thứ 2 trong marketing hỗn hợp 7p là Price ( giá cả).Giá cả ở đây không có nghĩa là giá mà khách trả cho sản phẩm mà còn liên quan đến nhiều khía cạnh của kinh doanh . Ví dụ như doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vì vậy khi định giá sản phẩm bạn cần lưu ý các vấn đề sau:

  • Chi phí khi cung cấp dịch vụ :bao gồm tiền nhân viên, chi phí chạy quảng cáo, các dịch vụ kèm theo,... Các dịch vụ này dùng để nâng cao trải nghiệm khách hàng.

  • Mức giá dịch vụ phải phù hợp: Giá dịch vụ phải phù hợp với nhu cầu của khách hàng vừa đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp.

  • Mức giá nào có thể cạnh tranh với đối thủ.  Bạn có thể tham khảo mức giá của đối thủ và điều chỉnh lại mức giá để phù hợp hơn với sản phẩm của mình.

  • Khách hàng mục tiêu của bạn có thể chi trả bao nhiêu tiền cho dịch vụ.

2.3 Place (Kênh phân phối)

Chữ P thứ 3 của  7p trong marketing là Place. Place trong chiến lược 7P được hiểu là địa điểm hay Kênh phân phối dịch vụ.

Dịch vụ không thể phân phối qua nhiều cấp như dịch vụ. Dịch vụ sẽ được tạo ra ngay khi có người mua, không thể dự trữ. Thay vì phân phối qua nhiều kênh,doanh nghiệp có thể mở nhiều chi nhánh để cung cấp dịch vụ cho nhiều người.

VD: Viettel post

Để phục vụ cho số lượng lớn khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ giao hàng toàn quốc, Viettel post có có chi nhánh trên 63 tỉnh thành.

Mẹo tra mã vận đơn Viettel post nhanh nhất

7P trong marketing

Place phải đáp ứng được một số yêu cầu như:

  • Địa điểm, khu vực nào sẽ tập trung khách hàng tiềm năng.

  • Có thể sử dụng các hình thức cung cấp dịch vụ qua trực tuyến (như dịch vụ hỗ trợ chotdon livestream) hoặc cung cấp dịch vụ tại nhà (như dịch vụ y tế tại nhà).

2.4. Promotion (Chiêu thị)

Promotion trong 7P là chiêu thị, hay còn gọi là quảng cáo, bao gồm các hoạt động giúp gia tăng doanh số bán hàng, tăng độ nhận diện thương hiệu, thông qua các hình thức như:

  • Quảng cáo: Đây là hình thức được sử dụng phổ biến nhất trong promotion. Có 2 loại là quảng cáo truyền thống( truyền hình, báo chí,...) và quảng cáo trực tuyến trên các mạng xã hội(Facebook, TikTok,...) , website. 

  • Quan hệ công chúng: Giới thiệu dịch vụ qua thông cáo báo chí, các sự kiện , ra mắt sản phẩm,...để khách hàng tiếp cận trực tiếp với khách hàng.

  • Truyền miệng là hình thức quảng bá tốn ít chi phí nhất. Nếu dịch vụ của bạn thật sự tốt, khách hàng của bạn sẽ quảng cáo dịch vụ đó cho những người xung quanh họ. 

2.5 People (con người)

Chữ P tiếp theo là yếu tố con người. Trong 4P, sản phẩm có thể bán tự động không cần con người. Trong 7P , dịch vụ bắt buộc phải có người tư vấn sử dụng, trải nghiệm dịch vụ trực tiếp.

Yếu tố con người là vô cùng cần thiết vì khách hàng sẽ phải thông qua nhân viên mới có thể trải nghiệm tốt dịch vụ. Nếu con người cung cấp được dịch vụ nâng cao trải nghiệm người dùng thì dịch vụ đó sẽ được đánh giá tốt. 

Ví dụ : Bạn có thể mua các thiết bị spa, sản phẩm của spa mà không cần có sự tư vấn của nhân viên nhưng đối với dịch vụ spa, nhân viên sẽ là người làm trực tiếp cho bạn. Khi nhân viên có chất lượng phục vụ tốt, tư vấn nhiệt tình, chu đáo nhưng thiết bị spa không được hiện đại bằng spa khác nhưng vẫn sẽ được coi là đã đem lại trải nghiệm người dùng tốt. Cơ hội khách hàng quay lại khá cao.

7P trong marketing

Vì vậy mà quá trình đào tạo nghiệp vụ chuyên môn cho nhân viên để họ nắm vững các kiến thức và kỹ năng liên quan tới dịch vụ đó.

2.6 Process (Quá trình)

Đây là một yếu tố mới của mô hình 7P trong Marketing. Quy trinh dịch vụ cần được lên kế hoạch trước. Sau đó dịch vụ sẽ được tiến hàng theo quy trình đến mỗi khách hàng.

Ví dụ: Quá trình xử lý đơn hàng khi bán hàng online

7P trong marketing

 

Để tối ưu được quy trình hoạt động, các thủ tục rườm rà nên được loại bỏ nhằm giúp khách hàng có những trải nghiệm tốt hơn. Xây dựng quy trình hoạt động chuyên nghiệp sẽ giúp bạn tiết kiệm chi phí quản lý, xây dựng lòng tin với khách hàng. Nếu bạn làm cho khách hàng hài lòng họ sẽ giới thiệu dịch vụ của bạn cho nhiều người hơn.

Lập kế hoạch kinh doanh cho năm 2022

2.7. Physical evidence (Cơ sở vật chất)

Chữ P cuối cùng là Physical evidence trong 7p marketing mix (được dịch là Cơ sở vật chất). 

Mặc dù sản phẩm trong dịch vụ là vô hình, nhưng nó cần có yếu tố hữu hình để khách hàng trải nghiệm dịch vụ tốt hơn. Yếu tố cơ sở vật chất ở đây là không gian tiếp đón khách, các trang thiết bị phục vụ khách hàng… Nó không những giúp khách hàng tin tưởng và an tâm hơn về dịch vụ mà còn có thể sẽ đánh giá doanh nghiệp qua cơ sở vật chất. Nếu cùng cung cấp một dịch vụ mà cơ sở vật chất của bạn tốt hơn đối thủ thì bạn đã tạo sự hài lòng cho khách hàng và họ sẽ quay lại.

Ví dụ: Khi bạn đi khám răng, khi chưa tới lượt. Bạn sẽ được ngồi ở phòng chờ và được sử dụng máy lạnh, ăn kẹo, uống nước....giúp khách hàng đánh giá dịch vụ của bạn tốt hơn,

Trên đây là bài viết giới thiệu về mô hình 7P trong Marketing. Hy vọng bạn đọc sẽ áp dụng tốt vào trong quy trình dịch vụ để tăng lợi nhuận.

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Call

0786602602