Tầm quan trọng của việc định giá sản phẩm

Tầm quan trọng của việc định giá sản phẩm

chat icon chat icon Khác

 

Bạn cần biết định giá sản phẩm quan trọng như thế nào để đưa ra định giá hợp lý. Bên cạnh đó việc định giá sai có thể mang lại hậu quả cho doanh nghiệp. Vì thế hãy suy nghĩ kĩ trước khi định giá sản phẩm.

1.Tại sao bạn cần định giá sản phẩm?

Giá là yếu tố đầu tiên khách suy nghĩ đến khi quyết định mua hàng và nó quyết định đến lợi nhuận của sản phẩm. Sản phẩm có thể chiếm ưu thế trên thị trường nếu bạn định giá sản phẩm đúng. 

Giá cả là một khía cạnh quyết định quan trọng sau khi sản phẩm được sản xuất. Giá cả quyết định tương lai của sản phẩm, khả năng chấp nhận của sản phẩm đối với khách hàng và khả năng quay trở lại và lợi nhuận từ sản phẩm. Nó là một công cụ cạnh tranh trên thị trường.

Xem thêm : Phễu khách hàng là gì?

                   Cách kênh tìm kiếm khách hàng

2 .Tầm quan trọng của định giá sản phẩm

1.Giá là một trong những yếu tố linh hoạt của Marketing mix 4P

Giá cả là khía cạnh dễ điều chỉnh nhất trong Marketing 4P. Giá có thể thay đổi linh hoạt  so với các yếu tố khác như sản phẩm, địa điểm hoặc khuyến mãi. Những thay đổi về thiết kế sản phẩm hoặc hệ thống phân phối sẽ mất nhiều thời gian để thực hiện.

Những thay đổi về giá trong quảng cáo hoặc các hoạt động khuyến mại cũng là một công việc tốn nhiều thời gian. Nhưng giá cả rất linh hoạt và có thể thay đổi theo nhu cầu của tình hình. Do đó nó là một thành phần rất quan trọng của marketing mix 4p.

Tầm quan trọng của định giá sản phẩm

2. Định giá phù hợp

Định giá sản phẩm sai có thể dẫn đến sự sụp đổ của một doanh nghiệp. Việc cố định giá ở mức phù hợp sau khi nghiên cứu thị trường và đánh giá đầy đủ các yếu tố như giá của sản phẩm cạnh tranh,chi phí marketing, chi phí sản xuất, v.v. là vô cùng quan trọng.

Giá thấp ban đầu sẽ thu hút khách hàng, nhưng sẽ rất khó để bạn có thể tăng giá trong tương lai. Ngược lại, một mức giá rất cao sẽ đem loại con số doanh thu lớn, nhưng doanh số bán hàng sẽ thấp hơn. Vì vậy, để duy trì sự cân bằng giữa lợi nhuận và số lượng hàng hóa bán ra, điều quan trọng là phải định giá sản phẩm phù hợp.

3. Tạo ấn tượng đầu tiên

Giá cả là yếu tố đầu tiên khách hàng nhận thấy về một sản phẩm. Mặc dù khách hàng có thể đưa ra quyết định mua cuối cùng dựa trên những giá trị  mà sản phẩm mang lại, nhưng khách hàng có khả năng so sánh giá cả với sự cảm nhận chủ quan của sản phẩm để đánh giá nó. Sau khi tìm hiểu về giá cả, khách hàng mới tìm hiểu thêm về chất lượng sản phẩm.

Vì thế một sản phẩm được định giá quá cao thì khách hàng có thể mất hứng thú để biết thêm. Nhưng nếu anh ấy thấy rằng sản phẩm có giá cả phải chăng, thì anh ấy sẽ cố gắng tìm hiểu thêm thông tin về nó. Do đó giá cả là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quyết định của người mua.

4. Yếu tố để thúc đẩy doanh số

Là một thành phần linh hoạt trong 4P, giá cả là yếu tố trong việc thúc đẩy doanh số. Để thúc đẩy doanh số , bạn có thể chạy các chương trình khuyến mãi như mua 1 tặng 1, sale 10% khi mua hóa đơn trên 500 ngàn,... Việc giảm giá sản phẩm một chút có thể thúc đẩy doanh số bán hàng. Bạn cần dao động về giá cho sản phẩm nhiều hơn để kích thích khách mua hàng.

5. Giúp xác định lợi nhuận

Động cơ chính của kinh doanh là kiếm lợi nhuận. Doanh nghiệp hướng tới mục tiêu là tối đa hóa lợi nhuận. Khi sản phẩm được sản xuất, nhà sản xuất quyết định giá của sản phẩm. Giá được cố định bởi nhà tiếp thị bằng cách thêm tỷ lệ lợi nhuận nhất định trên giá gốc.

6. Cạnh tranh với đối thủ

Các công ty thường xuyên sửa đổi chiến lược giá của họ để chống lại sự cạnh tranh. Các chuyên gia marketing sẽ nghiên cứu định giá sản phẩm để có thể cạnh tranh với các đối thủ mới. Định giá sản phẩm của họ phù hợp với giá của đối thủ cạnh tranh và giá của công ty dẫn đầu thị trường. Chiến lược định giá của nhà tiếp thị chủ yếu phụ thuộc vào chính sách giá của đối thủ cạnh tranh.

7. Hình ảnh thương hiệu sản phẩm

Việc định giá sản phẩm giúp định hình hình ảnh thương hiệu với khách hàng. Thường thì khách sẽ có suy nghĩ sản phẩm giá cao thì mang lại giá trị và chất lượng tốt hơn những sản phẩm giá thấp. Bạn có thể dùng giá cả để định vị thương hiệu của bạn trên thị trường và xác định phân khúc khách hàng mục tiêu. 

3.Một số phương pháp định giá sản phẩm hiệu quả

  1. Định giá theo chi phí

Phương pháp này được tính theo chi phí sản phẩm và không tính đến suy nghĩ của khách hàng và hình ảnh sản phẩm.

Giá gốc (giá vốn) = Giá thành sản phẩm (Chi phí sản xuất/nhập sản phẩm) + Chi phí phát sinh khác chi phí nhân công, đóng gói, vận chuyển, marketing,…

Giá bán lẻ = [Giá gốc + (Giá gốc x % lợi nhuận mong muốn)] 

  1. Định giá theo giá trị 

Phương pháp này xác định giá cho sản phẩm ở mức mà bạn nghĩ rằng khách hàng sẽ sẵn sàng chi để có được sản phẩm. Cần cân nhắc giá trị và trải nghiệm của sản phẩm có thể đem lại cho khách hàng. Hãy xem xét về những giá trị vô hình mà sản phẩm mang lại. 

  1. Định giá xa xỉ

Giá cả còn tác động đến nguyện vọng và hình ảnh của người mua hàng hơn những yếu tố khác. Bằng cách mua một sản phẩm hoặc dịch vụ với giá cao, bạn sẽ có cảm giác hưởng thụ hơn những thương hiệu giá thấp. Giá của những thương hiệu xa xỉ không bị phụ thuộc bởi đối thủ cạnh tranh.

Ví dụ: Cầm trên tay một ly cafe Starbuck sẽ mang lại cảm giác hưởng thụ, hạnh phúc,sự trải nghiệm về thương hiệu hơn một ly cafe Highland với mức giá chỉ bằng một nửa Starbuck dù chất lượng, độ ngon của cafe như nhau.

Kết bài:

Trên đây là một vài thông tin quan trọng của việc định giá sản phẩm. Mong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc . Bạn có thể xem thêm các bài viết khác trên Chotdon

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Call

0786602602