Chatbot là gì? Cách xây dựng kịch bản chatbot

Chatbot là gì? Cách xây dựng kịch bản chatbot

chat icon chat icon Kinh nghiệm bán hàng online

Bạn đang tìm hiều về chatbot và muốn biết thêm về cách xây dựng kịch bản chatbot để phục vụ cho việc bán hàng online. Đừng bỏ qua bài viết này!

1. Chatbot là gì?

Chatbot hay còn gọi là hộp trò chuyện. Nó được biết đến là một ứng dụng, một website hoặc một mạng xã hội kết hợp với trí tuệ nhân tạo để quản lý hệ thống thảo luận trực tuyến thông qua văn bản, âm thanh, video, GIF,...

2. Cách xây dựng kịch bản chatbot

Xác định mục tiêu của kịch bản chatbot 

Việc xác định đúng mục tiêu kịch bản chatbot sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian cho những bước sau và giúp bạn đi đúng hướng cho kịch bản của mình. 

Một số mục tiêu cơ bản của chatbot như chăm sóc khách hàng, giới thiệu sản phẩm, giới thiệu ưu đãi, khuyến mãi,...

Xác định tệp khách hàng của chatbot 

Mỗi sản phẩm, dịch vụ hướng đến một nhóm đối tượng khách hàng nhất định, chính vì vậy, việc xác định tệp khách hàng của chatbot là vô cùng quang trọng. Với mỗi nhóm khách hàng bạn tạo kịch bản riêng cho từng nhóm sẽ giúp chatbot phát huy hiệu quả và gây được ấn tượng với khách hàng.

Phác thảo kịch bản chatbot 

Phác thảo kịch bản chatbot sẽ đem đến cho chủ shop online cái nhìn tổng quan về toàn bộ kịch bản. Bạn có thể phác thảo bằng sơ đồ tư duy, bằng cách gạch đầu dòng ý lớn, từ đó khi triển khai bạn có thể nhìn thấy điểm sai và dễ dàng điều chỉnh kịch bản cho phù hợp.

Tìm hiểu kỹ về nền tảng chatbot mà bạn sử dụng

Hiện trên thị trường có rất nhiều nền tảng chatbot, chính vì vậy, bạn cần phải tìm hiểu kỹ nền tảng bạn muốn sử dụng để kịch bản chatbot hoạt động được tốt nhất.

Việc tìm hiểu kỹ các nền tảng chatbot cũng sẽ giúp bạn chọn được cho mình một nền tảng phù hợp với nhu cầu, không phải bỏ tiền ra mà không đem lại lợi nhuận.

Tiến hành xây dựng kịch bản chatbot 

Sau khi đã phác thảo kịch bản và chọn được cho mình một nền tảng phù hợp thì bạn có thể bắt tay vào việc triển khai kịch bản chatbot.

Sau khi đã hoàn thành thì bạn cho kịch bản chatbot vào vận hành và theo dõi kết quả mà kịch bản mang lại có đạt được mục tiêu đặt ra lúc đầu.

Chỉnh sửa và tối ưu cho chatbot 

Cuối cùng, sau khi kiểm tra kết quả kịch bản chatbot đem lại nếu chưa đạt mục tiêu thì bạn nên xem xét, chỉnh sửa và tối ưu nó để có được một kịch bản chatbot hoàn chỉnh.

3. 3 tips để xây dựng kịch bản chatbot 

Nghiên cứu các câu hỏi thường gặp

Mục đích chính khi bạn sử dụng chatbot là muốn giúp đỡ khách hàng và đưa ra những câu trả lời nhanh chóng và đối với những câu hỏi thường gặp về sản phẩm thì cần được chuẩn bị kỹ để tránh việc mất thời gian. Những câu hỏi mà khách hàng hay hỏi là những câu còi cần chatbot chuẩn bị kỹ càng và đem đến câu trả lời hữu ích nhanh chóng đến khách hàng

Luôn nhận được hỗ trợ bởi người thật khi cần

Một số khách hàng muốn được người thật tư vấn vì họ muốn nhận được câu trả lời kỹ và chính xác hơn chỉ là nhanh chóng như chatbot mang đến. Đối với những vị khách hàng muốn tư vấn theo kiểu truyền thống thì bạn nên đảm bảo rằng trong chatbot của bạn luôn có nút hỗ trợ bởi người thật.

Truyền thông về chatbot

Chatbot chỉ hoạt động tốn khi nhiều người biết đến và sử dụng nó và để điều đó diễn ra thì bạn cần phải truyền thông về chatbot đến khách hàng để họ chuyển qua thói quen sử dụng chatbot nhiều hơn.

Hy vọng những thông tin này hữu ích cho các bạn đang quan tâm đến việc xây dựng kịch bản chatbot. Cảm ơn và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Call

0786602602