Startup là gì? Phân biệt Startup và doanh nghiệp nhỏ

Startup là gì? Phân biệt Startup và doanh nghiệp nhỏ

chat icon chat icon Khác

Startup là gì? Mở 1 cửa hàng nhỏ bán cafe có được gọi là Startup không? Mở 1 công ty vài thành viên có được gọi là Startup không?

Startup là gì?

Trong vài năm trở lại đây, cụm từ Startup được nhắc đến khá thường xuyên và được gắn với hình ảnh vài thành viên cùng nhau kinh doanh 1 cửa hàng hay 1 xe đẩy nhỏ, hay 1 ý tưởng táo bạo gì đó cũng gọi là Startup. Mọi người dường như đang quá lạm dụng từ Startup cho tất cả mọi mô hình kinh doanh. Chỉ với những ý tưởng táo bạo (thậm chí điên rồ khác biệt), cùng nhau góp vốn điều hành công ty với kinh nghiệm non nớt, mang tinh thần lời ăn lỗ chịu khiến mọi người nghĩ đó là công ty Startup. 

Theo tạp chí Forbes, Startup là định nghĩa chỉ các công ty trẻ được thành lập để phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo, đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đó ra thị trường và làm cho nó trở nên hấp dẫn và không thể thay thế đối với khách hàng.

Các công ty khởi nghiệp bắt nguồn từ sự đổi mới, giải quyết những khiếm khuyết của các sản phẩm hiện có hoặc tạo ra các chủng loại hàng hóa và dịch vụ hoàn toàn mới, bằng cách đó phá vỡ cách thức cố định trong suy nghĩ và kinh doanh của toàn bộ ngành công nghiệp. Đó là lý do tại sao nhiều công ty khởi nghiệp được biết đến trong các ngành công nghiệp tương ứng của họ là “kẻ phá rối”.

Bạn có thể quen thuộc nhất với các công ty khởi nghiệp trong Big Tech — nghĩ rằng Facebook, Amazon, Apple, Netflix, Google, được gọi chung là cổ phiếu FAANG — nhưng ngay cả các công ty như WeWork, Peloton và Beyond Meat cũng được coi là công ty khởi nghiệp.

Thời gian có phải là thước đo đánh giá công ty đó có phải Startup hay không?

Thời gian không phải là thước đo chuẩn để xác định một công ty có phải là startup. Theo CEO Warby Parker, startup là một tổ chức được thiết kế nhằm cung cấp sản phẩm và dịch vụ trong những điều kiện không chắc chắn nhất. Các startup được thiết kế cho những tình huống không thể mô hình hóa và độ rủi ro không nhất thiết phải lớn nhưng chưa tính toán được.

Ví dụ: Công ty Startup A gồm 1 nhóm người, đưa ra thị trường công nghệ quản lý giao hàng bằng máy bay drone thay cho giao hàng bằng con người. Vì là công nghệ mới giải quyết vấn đề giao hàng bằng máy móc để hạn chế Covid, vẫn còn đang thử nghiệm nên không được đảm bảo về lợi nhuận cũng như mặt hiệu quả (thanh toán, quản lý thiết bị, bảo trì máy móc,..).

Thông thường các startup đều muốn sau này không còn là startup. Thời hạn cho quá trình chuyển giao này thường là 3 năm. Khi đó, thường có một số yếu tố xuất hiện: được mua lại bởi một công ty lớn hơn, có hơn 1 văn phòng, doanh thu lớn hơn 20 triệu USD, có hơn 80 nhân viên hay ban quản trị có trên 5 người. Đặc biệt, khi một công ty đã có lợi nhuận thì thường được coi là đã “tốt nghiệp” startup.

Phân biệt Startup và doanh nghiệp nhỏ

Khi nhắc đến Startup đa phần mọi người đều nghĩ đến phát triển công nghệ. Thật ra thì để giải quyết những vấn đề hiện nay, sử dụng công nghệ để thay đổi và cải thiện tình hình là hướng mà đa số startup đều lựa chọn. Tuy nhiên, 1 công ty sử dụng công nghệ để tạo ra hướng phát triển mới có thể được gọi là startup, nhưng 1 công ty phát triển công nghệ thì chưa chắc được gọi là startup (công nghệ nói chung chứ không phải chỉ công nghệ thông tin). 

Ví dụ như: Công ty A phát triển quản lý giao hàng bằng máy drone và Baemin. Baemin du nhập vào Việt Nam từ 2019 sau khi thâu tóm Vietnammm.com, với 1 số người thì Baemin được cho rằng là công ty Startup về giao hàng tại Việt Nam (vì mới du nhập được 2 năm). Nhưng thật ra không phải, Baemin chỉ đơn giản là doanh nghiệp phát triển ứng dụng về dịch vụ giao hàng, giao đồ ăn bằng con người. Và dịch vụ này thì đã có mặt từ lâu tại Việt Nam như Grab, GoViet, Foody,.. Baemin du nhập vào Việt Nam chỉ đơn giản là thâu tóm thị trường giao đồ ăn bằng app và tạo ra lợi nhuận ngay từ ban đầu. Vì thế, Baemin về lâu về dài nếu không có phương hướng đổi mới hay phát triển gì, thì cũng sẽ suy thoái như những app đã bị sáp nhập. 

Còn công ty A như đã giải thích ở trên, đây là mô hình mới cần đầu tư nhiều tiền và nhân lực, chưa chắc sẽ tạo ra lợi nhuận ngay từ ban đầu (vì hình thức giao hàng bằng drone khá khó khăn trong công tác quản lý cũng như luật an toàn về đường không), nhưng nếu áp dụng thành công, sẽ giảm bớt vấn đề kẹt xe, ô nhiễm môi trường cũng như lây lan dịch bệnh. 

Startup được thiết kế để tăng trưởng không giới hạn và nhanh nhất có thể để đạt được mục tiêu đề ra. Đây cũng chính là đặc điểm để phân biệt startup với doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ thì yêu cầu phải tạo ra lợi nhuận nhanh chóng. Còn những công ty Startup thường được cấp vốn bởi chính những người sáng lập viên để phát triển sản phẩm và dịch vụ mà họ tin rằng có nguồn cung. Do nguồn thu hạn hẹp và chi phí cao, hầu hết các startup với quy mô nhỏ thường không ổn định trong dài hạn nếu không có nguồn vốn hỗ trợ từ các quỹ đầu tư.

Những sự thật thú vị về Startup

1 kế hoạch được thực hiện còn hơn là 1 kế hoạch hoàn hảo

Bạn đã đọc rất nhiều về kinh nghiệm thành công và thất bại của người khác. Bạn đã học qua nhiều lớp học tác chiến giúp thành công trong công việc. Ấp ủ bản vẽ kế hoạch hoàn hảo. Nhưng lại không dám thực hiện chỉ vì sợ bản kế hoạch chưa đủ hoàn hảo. Sự thực là cho dù có học bao nhiêu bài học, thì bạn phải cần hành động và thực sự trải qua thất bại (dù lớn hay nhỏ) thì mới có thể rút ra những bài học và ghi nhớ khắc sau cho bản thân mình. Một kế hoạch cho dù hoàn hảo cách mấy nhưng không được thực hiện thì cũng không có thước đo nào có thể đo lường sự thành công.

Tăng quy mô quá nhanh, quá sớm là một trong những lý do hầu hết công ty mới thất bại.

Startup cần nguồn nhân lực lớn để có thể nghiên cứu và đưa ra giải pháp thành công. Vì thế, bành trướng quy mô là điều không thể tránh khỏi. Nhưng 1 người đứng đầu công ty Startup liệu có thể đảm nhận và đảm bảo công ty và hướng đi đúng theo kế hoạch đã đề ra? 

Hai nhà sáng lập chứ không phải là một, làm tăng đáng kể tỷ lệ thành công của bạn. Bạn sẽ tăng nhanh hơn 30% vốn đầu tư, khách hàng nhanh gấp 3 lần đầu tư. Có sự trao đổi và tranh luận ý kiến sẽ kìm hãm lại tốc độ bành trướng quy mô quá nhanh của công ty. 

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Call

0786602602