B2C là gì? B2C có chức năng gì trong doanh nghiệp?

B2C là gì? B2C có chức năng gì trong doanh nghiệp?

chat icon chat icon Khác

Kiến thức ở trường ở lớp có muôn ngàn muôn vạn kiến thức. Khi đi xin việc bỗng đọc được 1 dòng “yêu cầu có kinh nghiệm làm việc ở mảng B2C”, vậy B2C ở đây có nghĩa là gì? Bạn suy nghĩ khái niệm B2C, B2B chỉ xuất hiện với những người làm sale? Vậy tại sao làm Marketing cũng yêu cầu có kinh nghiệm về B2C, hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

B2C là gì?

B2C là viết tắt của Business to consumer. 

B2C là thuật ngữ mô tả giao dịch giữa các doanh nghiệp với người tiêu dùng. B2C chủ yếu áp dụng trong ngành thương mại điện tử (e-commerce). Trước đây B2C truyền thống chủ yếu áp dụng trong các trung tâm thương mại áp dụng cho việc trả tiền vé phim, mua sắm hàng hóa,.. Nhưng với sự phát triển mạnh mẽ của internet, B2C đang dần chuyển mình về e-commerce hơn. Đây là quá trình bán sản phẩm và dịch vụ trực tiếp giữa những người tiêu dùng là người cuối cùng mua sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp bán trực tiếp cho người tiêu dùng có thể được gọi là các doanh nghiệp B2C.

Phân biệt B2C và B2B

Một cách đơn giản, các giao dịch của mô hình B2B là giao dịch giữa đối tượng là các doanh nghiệp với nhau, còn B2C là các giao dịch giữa một bên là doanh nghiệp cung cấp sản phẩm / dịch vụ, và bên còn lại là người tiêu dùng cuối cùng cho sản phẩm / dịch vụ đó.Trong khi B2B cung cấp giải pháp cho các doanh nghiệp để họ nâng cao hoạt động kinh doanh, B2C đánh vào việc làm thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của khách hàng cá nhân.

Cơ sở so sánh

B2B

B2C

Định nghĩa

Doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ cho doanh nghiệp

Doanh nghiệp bán hàng hóa và dịch vụ cho người tiêu dùng

Khách hàng

Doanh nghiệp

Người dùng cuối

Đối tượng tập trung

Mối quan hệ

Sản phẩm

Số lượng hàng hóa

Lớn

Nhỏ

Mối quan hệ

Nhà cung cấp - Nhà sản xuất

Nhà sản xuất - Nhà bán buôn

Nhà bán buôn - Nhà bán lẻ

Nhà bán lẻ - Người tiêu dùng

Chu kì mua bán

Dài

Ngắn

Lí do quyết định mua

Do được lên kế hoạch hợp lí, dựa trên nhu cầu

Do cảm xúc, phụ thuộc vào mong muốn

Điều tạo nên giá trị thương hiệu

Sự tin tưởng và mối quan hệ hỗ trợ lẫn nhau

Quảng cáo và khuyến mãi

 

 

Case study về B2C: Shopee

Trước đây khi tình hình dịch bệnh Covid chưa nổ ra, người tiêu dùng mua sắm theo lối chi phối cảm xúc, có nghĩa là tôi mua sản phẩm chưa hẳn vì nó giải quyết được nhu cầu gì cho tôi mà vì cảm xúc sản phẩm mà tôi hay bạn có được khi trải nghiệm sản phẩm. 

Ví dụ: Tôi thấy cây son A in hình idol của tôi hoặc son đó idol tôi từng sử dụng, vì cảm xúc đồng cảm vui thích nên tôi mua, mặc dù chưa chắc tôi sẽ sử dụng nó. 

 

Nhưng từ khi Covid bùng ra, hậu quả kéo dài đã khiến quyết định mua hàng của người tiêu dùng thay đổi từ hướng cảm xúc sang giải pháp (emotions change to solutions). Quyết định mua sắm của người tiêu dùng không còn chủ quan theo cảm xúc nữa mà họ sẽ đắn đo xem mình mua sản phẩm này để làm gì, có thực sự cần thiết hay không.

Ví dụ: Thay vì trước đây người tiêu dùng mua Coca Cola theo dạng lon cảm xúc hoặc theo theo tên (như chiến dịch mà Coca Cola ra mắt năm 2014), thì năm 2021 Coca Cola cho ra loại Coca Cola Zero loại 1.5l vừa giúp người tiêu dùng giảm cân, hạn chế đường mà còn tiết kiệm chi phí hơn nhiều so với chai dung tích nhỏ. 

Quay trở lại phân tích Case Study của Shopee. Với B2C truyền thống thì người tiêu dùng hay mua sắm trực tiếp tại các trung tâm mua sắm, xếp hàng mua vé xem phim,..để có thể kiểm tra hàng hóa trực tiếp. Còn hiện tại, sau những quy định y tế giãn cách 5K, người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến vì tính tiện lợi và nhanh chóng của nó.

Vào năm 2015, Shopee được ra mắt tại Singapore với định hướng là sàn thương mại điện tử phát triển chủ yếu trên thiết bị di động, hoạt động như một mạng xã hội phục vụ nhu cầu mua bán mọi lúc, mọi nơi cho người dùng. Tích hợp hệ thống vận hành, giao nhận và hỗ trợ về khâu thanh toán, Shopee là bên trung gian giúp việc mua sắm trực tuyến dễ dàng và an toàn hơn cho cả bên mua lẫn bên bán.

Tại Việt Nam, mô hình ban đầu của Shopee Việt Nam là C2C Marketplace – Trung gian trong quy trình mua bán giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, hiện nay Shopee Việt Nam đã trở thành mô hình lai khi có cả B2C (doanh nghiệp đến người tiêu dùng) khi mở các gian cho Shopee Mall cho doanh nghiệp. Điều này tưởng không hiệu quả nhưng lại hiệu quả không tưởng. Khách hàng tin tưởng Shopee dẫn đến những gian hàng có xác nhận Mall từ Shopee được tin tưởng hơn hẳn.

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Call

0786602602