8 chiến lược giá phổ biến mà người bán hàng livestream nên biết

8 chiến lược giá phổ biến mà người bán hàng livestream nên biết

chat icon chat icon Kinh nghiệm bán hàng online

Nếu bạn đang bán hàng mà không biết đến 8 chiến lược giá sau đây thì sẽ rất khó để bạn đạt được thành công trong công cuộc kinh doanh livestream nói riêng và kinh doanh nói chung. Cùng theo dõi bài viết để tích lũy thêm cho mình những thông tin thú vị về chiến lược giá.

Hãy sử dụng Chotdon.vn để livestream hiệu quả hơn

    ĐĂNG KÝ NHẬN ƯU ĐÃI

Miền phí dùng thử trọn đời cho khách hàng 

1. Chiến lược định giá hớt váng – Pricing Skimming/Cream Pricing

Chiến lược định giá hớt váng nghĩa là doanh nghiệp sẽ định giá sản phẩm cao ngay từ đầu và nhắm vào thị trường thực hiện mục tiêu thu lợi nhuận, sau một thời gian thì giảm giá xuống. Thông thường, chiến lược này chỉ phù hợp để hướng tới khu vực thị trường khách hàng tiềm năng có thu nhập cao và có phản ứng nhạy khi tung ra sản phẩm mới.

Chiến lược này rất đặc thù ở một số thị trường liên quan đến đời sống, có khả năng tạo thành trào lưu và xu hướng. Tuy nhiên, vòng đời ngắn và dễ bị thay thế bởi những sản phẩm mới.

Chiến lược giá hớt váng

2. Chiến lược định giá cao cấp – Prestige Pricing

Chiến lược định giá cao cấp chỉ dành cho những sản phẩm có thương hiệu cao cấp hay có giá trị cao, tập trung vào nhóm khách hàng thích thể hiện cái tôi thông qua việc tiêu dùng sản phẩm hay dịch vụ.

Ngược lại với chiến lược hớt váng, chiến lược giá cao cấp không giảm giá theo thời gian, bởi nó tập trung mạnh mẽ vào phân khúc cao cấp, chỉ một tập thể nhỏ trên thị trường nhưng đủ để nuôi cả một business.

3. Định giá theo chiến lược hủy diệt bằng giá – Predatory Pricing

Chiến lược hủy diệt bằng giá là cách đẩy giá xuống thấp đến mức không thể có lãi trong một khoảng thời gian, mục đích là làm suy yếu, thậm chí là loại trừ luôn đối thủ cạnh tranh ra khỏi thị trường. Ở những thị trường nhạy cảm về giá thì việc giảm giá sẽ tạo ra hiệu ứng kích cầu trong ngắn hạn. Chính vì vậy, việc nhiều công ty sử dụng chiến lược giảm giá đã tạo ra rào cản khiến cho những đối thủ cạnh tranh mới không thể gia nhập thị trường, từ đó tạo ra sự mâu thuẫn giữa các tập đoàn.

Chiến lược hủy diệt bằng giá

4. Định giá theo mức giá hiện hành – Going-rate Pricing

Việc định giá theo mức giá hiện hành nghĩa là doanh nghiệp sẽ dựa vào giá của đối thủ cạnh tranh và điều chỉnh giá thấp hơn giá của đối thủ để tạo ra ưu thế về giá hay định giá cao hơn để khẳng định thương hiệu, chất lượng của sản phẩm, dịch vụ. 

Nếu bạn đang kinh doanh sản phẩm dịch vụ có ít sự khác biệt về chức năng hay thương hiệu như phân bón, thép, thức ăn gia súc thì bạn cần cân nhắc khi sử dụng chiến lược định giá này.

5. Định giá phân biệt – Discrimination Pricing

Cùng một sản phẩm hay dịch vụ nhưng có nhiều khung giá khác nhau các doanh nghiệp thường thay đổi giá căn bản để phù hợp với những điểm khác biệt của khách hàng, sản phẩm hay địa điểm. Doanh nghiệp thường thực hiện việc định giá phân biệt khi bán một sản phẩm hay dịch vụ với hai hay nhiều mức giá. Tuy nhiên, các mức giá này không phản ánh sự khác biệt tương ứng về chi phí tạo ra dịch vụ hay sản phẩm.

Chiến lược định giá phân biệt này thường được áp dụng trong các lĩnh vực như xe ôm công nghệ, vé rạp chiếu phim, vé ưu đãi tham quan cho dân địa phương.

6. Định giá lỗ để kéo khách – Loss Leader Pricing

Chiến lược giá này được sử dụng trong thời gian ngắn, sẵn sàng chấp nhận lỗ, bán ở giá thấp hơn để kéo khách hàng hoặc xây dựng mạng lưới khách hàng. 

Đây được xem là chiến lược phổ biến trong một portfolio, bán combo đa sản phẩm.

Định giá lỗ để kéo khách

7. Chiến lược định giá khi xâm nhập ngành hàng – Penetration Pricing

Khi doanh nghiệp của bán chỉ mới tham gia vào thị trường đặc biệt là thị trường nhạy cảm về giá, bạn nên áp dụng chiến lược giá này. Định giá thấp hơn so với mức mà đối thủ kỳ vọng, từ đó khách hàng sẽ có thói quen chuyển qua sử dụng sản phẩm của bạn. Để có thể cạnh tranh với mức giá thấp thì chi phí thấp và tài chính mạnh đủ để chịu lỗ là hai yếu tố quan trọng.

Thông thường các doanh nghiệp sử dụng chiến lược này với kỳ vọng sản phẩm của mình sẽ được thị trường chấp nhận rộng rãi hơn. Tuy nhiên, việc định giá thâm nhập làm tối đa hóa doanh số trên đơn vị sản phẩm và tạo ra doanh thu theo thị phần sẽ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ lợi nhuận.

8. Chiến lược cuối cùng là định giá “kẹp thịt” – Sandwich Pricing

Định giá kẹp thịt là thuật ngữ quen thuộc mà nhiều người sử dụng thay cho chiến lược định giá cho hai sản phẩm hay thương hiệu ở phân khúc giá từ trên xuống dưới của đối thủ và đối thủ ở giữa. Với kỳ vọng là cách định giá này sẽ giúp cho hai sản phẩm của mình “xé xác” hay “kẹp chặt” đối thủ.

Chiến lược cuối cùng là định giá “kẹp thịt”

Hy vọng bài viết này đã đem đến cho các bạn những thông tin hữu ích. Cảm ơn và hẹn gặp lại ở những bài viết sau.

BÀI VIẾT TƯƠNG TỰ

Call

0786602602